Achaan: Tôi không thể tự nghĩ ra, nhưng có một người vô cùng cao quý, hơn tất cả mọi người khác trên thế gian này, đó là Đức Phật, người có hiểu biết thực sự chân chánh. Bây giờ Đức Phật không còn tại thế, nhưng những lời dậy trực tiếp từ kim khẩu của Ngài vẫn được để lại trong Tam tạng.
Chúng ta thử nghĩ xem, ở thời của Đức Phật, phải chăng mọi người cứ ngồi thiền rồi sau đó đến hỏi Đức Phật về việc ngồi thiền như thế nào? Thay vào đó, bất cứ ai đến gặp Đức Phật đều lắng nghe những gì Ngài thuyết giảng. Khi Đức Phật kết thúc bài thuyết giảng thì những người đó hay một số người trong họ đã nói gì nào? Họ nói rằng, từ giờ trở đi chúng con xin nương tựa Phật. Không chỉ nương tựa riêng Đức Phật, mà cả Đức Pháp và toàn bộ Tăng đoàn bao gồm những đệ tử đã giác ngộ - Tam bảo trở thành nơi quy y của các vị ấy. Đức Phật không chỉ định ra một người cụ thể kế tục sau khi Ngài nhập diệt, bởi vì tất cả những gì là chân lý đã được dạy một cách chi tiết, thấu đáo và đầy đủ.
Liệu ai đó có thể đọc toàn bộ Tam tạng, hoặc chỉ một cuốn trong đó và hiểu được hết ngay lập tức không? Có rất nhiều cuốn trong Giáo lý Đức Phật nhưng không ai hiểu được hết từng từ ở trong đó. Nhưng một khi có hiểu biết đúng về cốt lõi những gì Đức Phật đã dạy, ta có thể thấy rằng chân lý ấy nằm ở đó, trong bất cứ cuốn sách nào, và đó là về khoảnh khắc hiện tại, ngay lúc này. Nếu không có hiểu biết đúng ở khoảnh khắc này thì khi nào sẽ có đây? Như vậy sự khởi đầu là lắng nghe và thảo luận về pháp. Chẳng hạn, cái gì đang xuất hiện hiện giờ, đó là gì? Hiện giờ đang có cái thấy, Đức Phật có dạy gì về cái thấy hay không? Điều Đức Phật đã dạy là, dù là cái thấy hay bất cứ thực tại nào, chúng đều là vô ngã, không phải là một thứ trường tồn. Hiểu biết ấy bắt đầu từ bây giờ, và sẽ dần được phát triển, cho đến khi ta thực sự hiểu Đức Phật đã dạy cái gì. Bây giờ là thời điểm để chuyển Tà Kiến về ngã thành Chánh kiến về vô ngã, từ vô minh thành minh.
Khi Đức Phật giảng kinh Chuyển Pháp luân cho năm vị đệ tử đầu tiên, pháp đó có phải là mới đối với các vị ấy không? Cũng như vậy, những gì được nói ở đây khác với những lời dạy của những người khác. Nó không thể được nói nếu Vô minh hiểu sai về nó. Trước ngày hôm qua, trước khi các bạn được nghe thêm về Giáo lý thì đã có hiểu biết đúng chưa? Đối với một số người - đó có thể là lần đầu tiên. Trước đó, trong cả một ngày, có thể chỉ toàn là vô minh, không biết sự vật với đúng bản chất của nó. Nhưng sau khi được nghe Pháp, đã bắt đầu có một chút hiểu biết, nó khác với sự vô minh trước đó. Nếu ta tiếp tục nghe thêm thì hiểu biết sẽ tăng trưởng, phát triển hơn thêm. Nhưng tiến trình ấy không thể diễn ra nhanh chóng như mong muốn chứng đạt ngay bây giờ của ta. Nếu ta đi tìm những phương thức khác thay cho việc hiểu cái hiện giờ đang xuất hiện, liệu đó có thể là con đường dẫn tới sự liễu ngộ giáo lý của Đức Phật hay không? Sự liễu ngộ ấy phải là về tất cả những gì đang có thực hiện giờ.
Trích Pháp đàm tại Sài gòn, 03/09/2013

Sự phát triển của hiểu biết và chánh niệm
#1
Posted 17 June 2014 - 03:35 AM
#2
Posted 17 June 2014 - 03:38 AM
...Chính vì vậy sau khi Đức Phật giác ngộ, Ngài đã dạy suốt 45 năm, cho đến cả giây phút cuối. Bởi vì mọi người đều có những phiền não chưa hề được tận diệt. Nhưng sau khi nghe pháp, Trí tuệ bắt đầu được phát triển một cách từ từ. Kể cả ở thời của Đức Phật, không phải tất cả mọi người đều có thể giác ngộ. Cần phải có thời gian để trở nên trung thực ngay với việc hiện giờ hiểu biết của mình ở mức độ nào. Chẳng hạn bây giờ cái thấy đang là thực, suy nghĩ đang là thực, mọi thực tại trong cuộc đời của chúng ta đều là thực và chúng không phải là tự ngã. Tất cả các pháp đều sinh khởi do duyên. Nếu như không có duyên thì không có gì có thể sinh khởi. Việc tận diệt được ý niệm và sự dính mắc về ngã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Bởi vì cần có một sự tích lũy về hiểu biết trong một khoảng thời gian rất dài, nhiều a tăng kỳ kiếp. Làm sao ta có thể tận diệt được ý niệm về ngã đó chỉ bằng việc ngồi và suy nghĩ mà không có hiểu biết đúng đắn về những gì đang xuất hiện trong hiện tại? Kiếp sống này sẽ là kiếp sống để có thể có sự tích lũy về thiện pháp và hiểu biết để cho kiếp sau và các kiếp sau nữa, cho đến lúc Trí tuệ chín muồi và viên mãn để có thể xuyên thấu được bản chất của thực tại đang xuất hiện.
(Trích Pháp đàm chiều 03-09-2013)
#3
Posted 17 June 2014 - 03:40 AM
Hiện giờ cái nghe đang xuất hiện, liệu có thể có cái hiểu rằng cái nghe chỉ là một thực tại đang xuất hiện mà thôi không? Để có thể hiểu một thực tại thì không phải chỉ nghĩ về cái đang không xuất hiện, trong khi cái đang xuất hiện hiện giờ không được nhận biết. Kể cả khi chúng ta đã nghe về những từ như pháp, danh hay sắc, thì tất cả vẫn chỉ là ngôn từ mà thôi. Nhưng đặc tính của cái đang xuất hiện thì khác với những thực tại khác, chẳng hạn âm thanh thì không phải là cái nghe. Nếu ở khoảnh khắc đó mà nghĩ đến việc hiểu những thứ khác thì liệu có thể được hay không? Vì vậy nếu như chúng ta đã hiểu đúng một thực tại, thì có thể hiểu thêm một từ nữa, đó là từ chánh niệm. Nếu không thì tất cả sẽ chỉ là ngôn từ mà thôi. Cái nghe vẫn là chỉ là một tên gọi mà thôi, âm thanh cũng vậy và vô minh cũng thế, vẫn chỉ là ngôn từ. Trên thực tế, ở khoảnh khắc của cái nghe, không hề có suy nghĩ về ngôn từ. Nhưng do chúng ta đã được nghe trước đây rằng: nghe là một thực tại, chính vì vậy khi nó xuất hiện, nó rất thực.
Chúng ta không cần phải nghĩ đến từ "pháp", nhưng khi hiểu rằng nó là thực, đó chính là hiểu ý nghĩa của từ "pháp". Pháp xuất hiện đối với vô minh bất cứ khi nào không có tác ý chân chánh (yonisso manasikara) hướng tâm đến đối tượng ấy. Chúng ta nói đến chánh niệm và trí tuệ, chúng không có ở đó khi chúng không xuất hiện, và như vậy vẫn chỉ là nghĩ về những thực tại ấy mà thôi. Những thực tại ở mức độ ấy sẽ không thể sinh khởi nếu như không có hiểu biết vững chắc về Giáo lý ở mức độ tư duy, cái là nhân duyên duy nhất để cho chánh niệm và trí tuệ phát triển.
Chúng ta được nghe rằng âm thanh là thực, và rằng nó khác với thực tại là cái nghe. Nó kinh nghiệm thực tại là âm thanh đó và nó khác với thực tại là âm thanh. Nếu không học một cách từ từ về những kinh nghiệm xuất hiện , rằng đó chỉ là kinh nghiệm mà thôi, thì sẽ luôn luôn có ý niệm về “tôi” ở đâu đó, bởi sakaya ditthi-thân kiến tức là tà kiến về ngã đã được bắt rễ rất sâu dầy. Chúng ta luôn học một cách rất hời hợt: chúng ta đã nghe về từ ngũ uẩn. Chúng ta có thể tụng, chúng ta có thể đặt tên, trích dẫn về nó bất cứ lúc nào, nhưng không có hiểu biết thực sự về bất cứ uẩn nào. Chẳng hạn, ở khoảnh khắc của cái nghe. Cái không thể kinh nghiệm gì cả gọi là sắc. Để có thể hiểu được đặc tính của âm thanh, cần phải hiểu rõ âm thanh là thực tại không kinh nghiệm gì cả.
Dường như chỉ là sự nhắc đi nhắc lại về cái thấy và cái nghe, về đối tượng thị giác và âm thanh. Chừng nào vẫn chưa có hiểu biết một cách cụ thể và chính xác, ta vẫn cần phải nghe nữa, để không bao giờ quên rằng bất cứ cái gì xuất hiện chỉ là thực tại mà thôi và cái kinh nghiệm nó thì không phải là tự ngã. Nếu không, ta sẽ luôn luôn quên lãng. Câu hỏi là ở đâu, khi nào và lúc nào là pháp, có thể được hiểu ở ngay chính khoảnh khắc này. Hiểu biết có thể phát triển sâu dần, sâu dần, để đến mức độ có thể xuyên thấu sự sinh và diệt của các thực tại.
Trích pháp đàm chiều 03-09-2013 tại SGN
#4
Posted 17 June 2014 - 03:42 AM
#5
Posted 17 June 2014 - 03:44 AM
Ví dụ, trong một ngày, đặc tính cứng xuất hiện như thường lệ, nhưng nhờ có việc đã được nghe đi nghe lại nhiều lần, hiểu biết bắt đầu biết rằng không phải là tôi hay biết mà là hay biết biết đặc tính cứng đó. Lúc khởi đầu, đó mới chỉ là suy nghĩ mà thôi. Chúng ta có thể thấy rằng trong một ngày ta có thể nghĩ đến nhiều thứ khác nữa, vậy thì cái gì làm duyên cho việc suy nghĩ về đặc tính cứng đây? Cần phải có duyên để suy nghĩ về đặc tính cứng đó sinh khởi, thay cho suy nghĩ về thứ khác, và ở khoảnh khắc đó, suy nghĩ cũng không phải là tự ngã. Nhưng lúc ban đầu, không thể có suy nghĩ về vô ngã ngay lập tức. Trí tuệ sẽ học cách hiểu bất cứ cái gì xuất hiện một cách từ từ. Trí tuệ tự nó biết, ta không cần phải hỏi người khác hiện giờ hiểu biết của mình ở mức độ nào.
Cũng như vậy đối với bất kỳ thực tại nào đang xuất hiện. Chúng ta đã được nghe rất nhiều lần rằng, hiện giờ chỉ có đối tượng thị giác đang được thấy mà thôi. Mặc dù chúng ta đã nghe vô cùng nhiều lần rồi, nhưng vẫn chưa ai thấy được đối tượng thị giác. Nhưng đến một lúc nào đấy, một cách không mong đợi, nó bắt đầu nghĩ chỉ về cái đó mà thôi, và khi đó ta hiểu được chi thứ hai của Bát chánh đạo, đó là Chánh tư duy- tâm sở tầm - vitaka. Thông thường chúng ta nghĩ đến vitaka trong sự gắn kết với suy nghĩ. Nhưng thực chất, nó có thể sinh khởi trước khi cái mà chúng ta vẫn gọi là suy nghĩ sinh khởi. Và bây giờ, ngoại trừ khoảnh khắc của cái thấy, cái nghe, luôn có vitaka nhưng không được nhận biết, tất cả đều trong bóng tối chừng nào tuệ giác vẫn chưa sinh khởi.
(Trích pháp đàm với các sư, ngày 04-09-2013)
#6
Posted 17 June 2014 - 03:50 AM
Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
Chư Hiền, do nhơn lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhơn lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhơn lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhơn thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhơn ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
Sự kiện này xảy ra: khi nào có tai, khi nào có các tiếng, khi nào có nhĩ thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có lỗ mũi, khi nào có các hương, khi nào có tỷ thức... Sự kiện này xảy ra, khi nào có lưỡi, khi nào có các vị, khi nào có thiệt thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có thân, khi nào có các xúc, khi nào có thân thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có ý, khi nào có các pháp, khi nào có ý thức thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ.
Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có tai, khi nào không có các tiếng... khi nào không có mũi, khi nào không có các hương... khi nào không có lưỡi, khi nào không có các vị... khi nào không có thân, khi nào không có các xúc ... Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có ý, khi nào không có các pháp, khi nào không có ý thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ...
http://www.budsas.or...gbo/trung18.htm